-
- Tổng tiền thanh toán:
CÁCH PHÂN BIỆT RỤNG TÓC SINH LÝ VÀ RỤNG TÓC BỆNH LÝ
CÁCH PHÂN BIỆT RỤNG TÓC SINH LÝ VÀ RỤNG TÓC BỆNH LÝ
Tóc rụng là hiện tượng mà ai cũng đã gặp phải. Tuy nhiên để biết đó là do sinh lý hay bệnh lý thì là điều không hề dễ dàng. Do đó, việc phân biệt tóc rụng do nguyên nhân nào rất quan trọng để tìm ra giải pháp trị liệu phù hợp. Vì vậy mọi người hãy cùng TKT tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn 2 loại này nha!
1. Rụng tóc sinh lý
Rụng tóc sinh lý là tóc rụng theo vòng đời. Tóc mọc lên, phát triển dài ra, già yếu rồi rụng đi.
Trung bình mỗi ngày có 30-100 sợi tóc sẽ bị rụng đi, và cũng có khoảng chừng đó tóc được mọc thêm. Do đó, chẳng có gì đáng lo ngại nếu bạn thấy tóc rụng vài chục sợi mỗi ngày. Bởi đó chính là rụng tóc sinh lý thông thường, không có gì đáng lo ngại bởi sẽ có khoảng 100 sợi tóc được mọc lên mỗi ngày.
Rụng tóc sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, không ảnh hưởng đến mái tóc của bạn bởi nó là hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể.
2. Rụng tóc bệnh lý
Là hiện tượng tóc rụng nhiều nhưng không thể mọc lại từ đó mái tóc của bạn bị thưa dần và có dấu hiệu hói đầu gây mất thẩm mỹ.
Dấu hiệu nhận biết:
- Tóc rụng quá 100 sợi mỗi ngày, rụng tóc không rõ nguyên nhân và rụng liên tục trong thời gian dài.
- Mỗi khi gội đầu hoặc chải đầu thì tóc rụng từng nhúm một. Hoặc khi tóc khô, bạn đưa tay vuốt tóc thì tóc cũng rụng nhiều và vướng vào các kẽ tay.
- Người bị rụng tóc bệnh lý còn phải đối mặt với các nguy cơ ngứa da đầu, gàu hay nấm da đầu gây ảnh hưởng đến cuộc sống…
- Tóc rụng nhiều nhưng không có tóc mọc lại. Khi nhìn lên da đầu sẽ thấy rất ít tóc con, thậm chí có những chỗ tóc rất thưa, nhìn thấy những mảng da đầu lớn.
- Tóc rụng thành từng mảng. Tóc rất khó để mọc lại và thường rụng ở cùng một vị trí. Nếu gặp nhiều tình trạng này một cách thường xuyên, da đầu bạn sẽ bị hở trắng, lộ ra ở vị trí không có tóc mọc.
- Tóc con mọc ít, thưa và chậm, nhiều lúc còn mảnh và xoăn tít.
- Tóc rụng kèm theo một vài triệu chứng như ngứa ngáy, xuất hiện vết hồng ban hay bong tróc.
Rụng tóc bệnh lý còn do các tác nhân như
- Sự suy yếu của tế bào mầm tóc: Stress, mệt mỏi kéo dài, thay đổi nội tiết, thiếu protein
- Nấm da đầu, lupus ban đỏ, giang mai, sốt xuất huyết, viêm phổi kéo dài, xạ trị do ung thư,…
- Do cơ thể đang thiếu dưỡng chất; dẫn tới không thể nuôi dưỡng sợi tóc khỏe mạnh.
3. Giải pháp khắc phục tóc rụng nhiều
- Cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho tóc:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt có hại cho tóc
+ Hạn chế thức khuya, sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhiều dầu mỡ
+ Giữ tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ nhiều
+ Hạn chế tác động nhiệt, hóa chất (uốn - duỗi - nhuộm) lên tóc
+ Tập luyện thể dục thể thao
- Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt giúp thúc đẩy tế bào mầm tóc
Trên đây là cách phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý. Cảm ơn mọi người đã đồng hành cùng TKT trong suốt bài viết!