Thankinhtoc.vn

NẤM TAI CÓ LÂY NHIỄM KHÔNG? THỢ TÓC CẦN BIẾT

NẤM TAI CÓ LÂY NHIỄM KHÔNG? THỢ TÓC CẦN BIẾT

Nếu là thợ tóc thì việc gặp phải trường hợp khách bị nấm tai thì không có gì xa lạ. Bệnh nấm tai có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng thường gặp hơn ở những người giữ vệ sinh tai không sạch sẽ, dùng dụng cụ lấy ráy tai chung với người khác,... Để biết rõ về bệnh này tiện cho việc xử lý khi gặp phải thì hãy cùng Thankinhtoc tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nha!

1. Bệnh nấm tai là gì?

Nấm tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | Vinmec

Nhận biết và điều trị nấm ống tai ngoài tránh tái phát

Nấm tai là tình trạng nhiễm vi nấm ở vị trí của ống tai ngoài. Đây là một bệnh lý tai mũi họng dễ mắc phải ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam.

Thực tế, điều kiện thời tiết nóng ẩm ở nước ta là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loại nấm ký sinh trên cơ thể phát triển mạnh mẽ, trong đó có các loại nấm ký sinh ở tai.

2. Nguyên nhân gây bệnh nấm tai

Có đến 60 loại nấm có thể gây nấm tai nhưng phổ biến hơn cả là Candida và Aspergillus

- Nấm do Candida: Quan sát thấy nhiều mảnh vụn màu trắng, thường thấy rõ nhất dưới kính hiển vi.

- Nấm do Aspergillus: Quan sát thấy có nhiều nút ẩm có màu trắng, lấm tấm những hạt màu đen ở trên bề mặt.

Các loại nấm này cần có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để phát triển nên thường xuất hiện nhiều vào mùa hè, ở vùng khí hậu ấm áp. Có một số trường hợp nấm kết hợp vi khuẩn khiến cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng.

3. Triệu chứng của bệnh nấm tai

- Ngứa tai là triệu chứng thông dụng nhất của bệnh, ngứa tăng dần khiến người bệnh phải ngoáy tai liên tục.

- Ù tai, nghe như có tiếng gió thổi ù ù trong tai.

- Khả năng nghe kém, đặc biệt cảm thấy rõ khi cả 2 tai đều bị nấm.

- Triệu chứng càng tăng lên sau 1-2 ngày gây đau âm ỉ ở tai, khi nhiễm trùng nặng thì mức độ đau sẽ tăng lên khi nhai hoặc khi ngáp.

- Cảm giác căng đầy, căng tức bên trong tai.

- Đỏ vùng da ống tai ngoài.

- Có thể kèm theo hiện tượng chảy dịch tai ra ngoài, dịch có màu trắng, vàng hoặc màu nâu bẩn.

4. Bệnh nấm tai có lây không?

Bệnh nấm tai dễ lây khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, dụng cụ lấy ráy tai.

Với những người thường xuyên lấy ráy tai ngoài tiệm cắt tóc thì cần phải những tiệm lớn, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trước khi lấy ráy tai cho khách hàng, để đảm bảo không lây nhiễm bệnh nấm tai.

5. Cách phòng chống và khắc phục nấm tai

- Không để nước vào tai trong khi bơi

- Lau tai khô sai khi tắm

- Tránh đề da trầy xước bên trong tai

- Chú ý vệ sinh tai đúng cách và không dùng dụng cụ thiếu sạch sẽ để ngoáy tai.

- Không sử dụng chung dụng cụ vệ sinh tai với người khác.

- Giữ cho ống tai thường xuyên được khô ráo và sạch sẽ.

- Không tự ý dùng thuốc điều trị các bệnh lý về tai.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh nấm tai. Cảm ơn mọi người đã đồng hành cùng Thankinhtoc trong suốt bài viết.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email dùng để nhận thông báo khi có người khác phản hồi *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0934352155
x
Gọi Tư vấn Giảm Tài khoản Map