Thankinhtoc.vn

HÃY TỪ BỎ NÓNG GIẬN

Có thể là hình ảnh về cây và thiên nhiên

Phật nói: “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các người.”

Một trong những điều quan trọng mà Phật giáo hướng đến là “Diệt trừ phiền não và mọi khổ đau” nên Người đã lưu ý đến việc khuyên chúng sinh từ bỏ nóng giận, vì đó là nguyên do tạo ra phiền não. Không giận hờn là giữ được bình tĩnh trước những cảnh trái ý nghịch lòng.

Phật khuyên rằng: Không Nên Nóng Giận dầu rằng bộc lộ cử chỉ phẫn nộ nhiều khi có thể làm dịu bớt sự bực bội trong lòng, nhưng chung quy nóng giận sẽ đem lại phiền não cho người khác và cho cả chính chúng ta.

Điều khó nhất là diệt trừ phẫn nộ ngay từ trong tâm, để không bị cơn lửa nóng giận thiêu đốt tâm tính, con người phải rèn luyện nhiều mỗi ngày. Bốn cuốn sách sẽ giúp tưới tắm bản thân bằng dòng nước mát lành của tri thức và sự điềm tĩnh, rèn luyện khả năng từ bỏ cơn nóng giận.

1. Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh

Không một ai không tồn tại trong mình bản năng của sự nóng giận. Ngay từ khi ta sinh ra, sự nóng giận đã xuất hiện. Nhưng chúng ta với bản lĩnh của mình phải biết cách gọi lên cái tĩnh lặng. Là một cuốn sách ẩn chứa những lời răn dạy của Phật pháp về kiềm chế bản năng, rèn luyện bản lĩnh, người đọc khi tiếp cận với nó sẽ học được cách gột rửa bản thân bằng sự tĩnh lặng.

2. Điềm tĩnh và nóng giận

“Điềm tĩnh và nóng giận" là cuốn sách giúp bạn đọc hiểu được căn nguyên của cơn giận từ đâu và tìm cách khắc phục nó bằng điềm tĩnh. Đức Phật đã dạy “một ngọn lửa sân đốt cháy rừng công đức”.

Cơn nóng giận có thể hủy diệt sức khỏe, sự nghiệp, tình cảm và hạnh phúc của chúng ta. Cơn giận khiến đầu óc ta bốc hỏa, kích động và lỗ mãng để rồi phạm phải những sai lầm không thể bù đắp. Bởi thế, mỗi người chúng ta sống trong xã hội này đều cần rèn giũa cho mình một thái độ sống điềm tĩnh trước mọi điều.

3. Bình an mà sống

Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, là “Một ý niệm giận hờn nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra”. Đã mở ra cánh cửa nghiệp làm sao có thể bình an mà sống được. (Được viết bởi tác giả Lưu Đình Long - nguyên Thư ký tòa soạn Báo Giác Ngộ ). Bình an mà sống đem đến cho người đọc những trang viết đậm chất nhân sinh sâu: “Tâm bình thế giới giới an, Tâm an vạn sự an"

4. Kiếp người - Vĩnh cửu và Vô Thường

Đời người theo đức Phật chỉ là một cõi tạm, nơi thân xác chỉ là sự nương nhờ của tâm thức. Cát bụi rồi lại về với cát bụi vậy thì sao lại không sống một cuộc đời trầm ấm, không hờn giận, tức tối.

Đến cuối cùng sinh ra rồi về nguồn cội cũng giống như vĩnh cửu và vô thường, rồi cũng là sự trở về với vòng tay Đức Phật.

|Thiện tri thức

---

Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Email dùng để nhận thông báo khi có người khác phản hồi *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0934352155
x
Gọi Tư vấn Giảm Tài khoản Map