Tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro
Chắc hẳn chuyên viên quản lý tài sản nào hoạt động trong các lĩnh vực tài chính như bất động sản real estate, ngoại tệ forex, tiền kỹ thuật số cryptocurrency, cổ phiếu trái phiếu stocks exchange…đều biết rằng cắt lỗ stop loss chính là cách hạn chế rủi ro bảo toàn vốn thường dùng khi dự đoán xu hướng thị trường của bản thân sai.
Hội nhóm Facebook, Zalo, các kênh youtube, website chuyên về tài chính nào cũng bàn về quản trị vốn, quản trị rủi ro hàng ngày trên mạng xã hội kiểu như chấp nhận mất cánh tay chứ không mất luôn tính mạng.
Vậy là mỗi khi vào lệnh mua hoặc bán, tâm thái chúng ta mặc định là phải chấp nhận mất bao nhiêu tiền à?
Sao chúng ta không mang theo tâm thái lệnh chúng ta chuẩn bị mở sẽ mang về bao nhiêu lợi nhuận cho chúng ta?
Nếu như chúng ta tinh ý, ở một góc nhìn khác, thì chúng ta sẽ thấy có một bàn tay vô hình vẫn đang âm mưu nhồi nhét vào tâm trí chúng ta hết ngày này qua ngày khác là đầu tư cái này là phải mất bao nhiêu đấy.
Thế lực đen tối nào đứng sau thao túng các nguồn thông tin công cộng như facebook, google và youtube? Đó chính là những tổ chức tài chính lớn và cộng đồng giới siêu giàu trên toàn cầu, mà thuật ngữ chuyên ngành gọi họ là cá mập cá voi.
Dần dần về sau chúng ta sẽ nghĩ rằng đầu tư là sẽ mất đi khái niệm lợi nhuận và rồi vào thị trường thì toàn nộp tiền deposit chứ ít khi nào rút tiền withdrawal.
Đừng ai quên mục đích ban đầu chúng ta bước chân vào thị trường chỉ vì lợi nhuận.
Vào thị trường rồi bị tẩy não hai từ “lợi nhuận” thì thôi mọi người đừng đầu tư, đi làm công ăn lương cho khỏe, chứ vào nộp tiền cho nuôi cá mập cá voi hoài ai mà chịu nổi.
Hãy hình dung việc thua lỗ như bệnh ung thư, và lúc mới bắt đầu thua lỗ, thì chúng ta chỉ bị tế bào ung thư ăn mòn ở đầu ngón tay thôi.
Trước khi đưa ra quyết định cắt lỗ stop loss bảo toàn vốn, tương đương với việc chặt cả cánh tay xuống để bảo toàn mạng sống khỏi bệnh ung thư, chúng ta hãy cân nhắc xem liệu tế bào ung thư đã di căn đến cả cánh tay chưa hay chỉ mới lốm đốm xuất hiện trên vài ngón tay?
Nếu như chúng ta có thể áp dụng hóa trị, xạ trị để điều trị ung thư, và chưa cần thiết phải cắt bỏ bất cứ phần nào của cơ thể, dù chỉ là một ngón tay, thì đừng vội vàng đưa ra quyết định cắt bỏ nhé.
Trước khi đưa ra quyết định cắt lỗ stop loss, chúng ta hãy cân nhắc trước các quy trình cứu vốn thoát lỗ đã, vì cũng như bệnh ung thư, nếu như chúng ta có thể thoát vốn được mà không tốn tiền, thì không việc gì chúng ta phải cắt lỗ cả.
Đừng vội vàng nghiêm trọng hóa vấn đề lên để rồi phải tiếc nuối khi nhận ra rủi ro vẫn trong tầm quản lý.
Bác sĩ chữa ung thư nào cũng có kiến thức và kỹ năng để thực hiện hóa trị, xạ trị cứu chữa bệnh nhân.
Việc cắt bỏ bất cứ phần nào của cơ thể chỉ xảy ra khi số lượng tế bào ung thư đã phát triển quá lớn vượt tầm quản lý.
Tương tự như thế, bất cứ chuyên viên quản lý tài sản nào cũng sở hữu quy trình quản lý rủi ro tổng thể, và đều có những kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ khách hàng cứu vốn thoát lỗ trước khi cân nhắc đến quyết định cắt lỗ.
Một bác sĩ chữa ung thư giỏi cần được đào tạo bài bản sáu năm ở trường đại học, sau đó đi thực tập ba năm, và tiếp tục phấn đấu thạc sĩ thêm hai năm nữa là mười một năm.
Một chuyên viên quản lý tài sản giỏi thì chỉ tốn bốn năm đào tạo ở trường đại học, một năm thực tập và hai năm cho chương trình thạc sĩ nữa là bảy năm.
Chi phí đào tạo một bác sĩ giỏi tuy mất đến 11 năm nhưng chỉ tốn 1.7 tỷ vnd, tương đương 72,000 usdt, trong khi một chuyên viên quản lý tài sản mặc dù chỉ có 7 năm nhưng phải mất đến 154,000 usdt. Chi phí này tính theo thị giá ở Việt Nam.
Liệu chúng ta có đủ dũng cảm đến mức lên mạng tự học chữa bệnh ung thư vài tuần hoặc vài tháng rồi về nhà áp dụng chữa trị cho bản thân, bạn bè và người nhà của chúng ta để tiết kiệm viện phí?
Nếu như chúng ta đang nghĩ trong đầu là chắc không ai đủ dũng cảm, thì vì sao chúng ta lại dám lên youtube và google tìm hiểu lung tung chắp vá về quy trình quản lý rủi ro và áp dụng cho chính bản thân, gia đình và bạn bè của mình để tiết kiệm tiền thuê chuyên viên quản lý tài sản?
Mà khi đã bị ung thư, thì chúng ta muốn bỏ nhiều tiền mời một bác sĩ giỏi được đào tạo bài bản chữa trị hay vẫn cố gắng tiết kiệm tiền hết mức có thể qua việc thuê một thầy lang vớ vẩn nào đó hái chút dược liệu ven đường đun nước uống với mơ mộng xa vời là ung thư sẽ từ từ tự tiêu tan?
Tương tự như ung thư, khi gồng lỗ, thời gian là kẻ thù của chúng ta.
Đừng tự quản lý rủi ro cho bản thân một cách lung tung không theo quy trình, quy chuẩn nào cả để rồi tài khoản bị các lệnh vào sai thua lỗ như tế bào ung thư ăn mòn dần dần nghiêm trọng đến mức phải cắt bỏ.
Một lần nữa, trước khi suy nghĩ đến chuyện cắt lỗ, hãy tính toán đến độ khả thi của việc cứu vốn thoát lỗ trước nhé mọi người.
Cre: Oliver Đoàn