1. THAN THỞ
Tỷ phú tự thân Mark Cuban là một người rất hay than thở nhưng đó chính xác là lý do tại sao ông thành công.
Ví dụ, khi học trung học, ông than vãn về việc không thể tham gia các lớp học kinh doanh. Vì vậy, ông quyết định học ngành này tại Đại học Pittsburgh. Hay khi ngồi xem một trận bóng rổ, ông kêu ca rằng mình không cảm thấy có năng lượng và giải trí từ việc này. Sau khi cho rằng bản thân có thể giúp mọi việc tốt hơn, ông quyết định mua đội bóng rổ Mavericks.
Trong cuốn sách "How To Win At The Sport of Business" Mark Cuban viết: "Tôi chắc chắn rằng có rất nhiều điều mà tôi đã than vãn trong quá khứ và nhiều điều khác mà tôi sẽ than vãn trong tương lai. Tôi không hiểu là tại sao nhiều người cho rằng than vãn có hàm ý tiêu cực. Tôi thì không như vậy. Đây là bước đầu tiên để thay đổi. Đó là thời điểm bạn nhận ra có điều gì đó không ổn và bạn phải chủ động tìm cách giải quyết. Người không than vãn gần như chẳng làm nên trò trống gì!".
Thực tế là có không ít triệu phú và tỷ phú tự thân trên thế giới thành công nhờ việc "cằn nhằn" về các vấn đề mình gặp phải. Điều đó đã truyền cảm hứng để họ tạo ra sản phẩm, thành lập công ty và phát triển rực rỡ.
2. RÚT NGẮN DANH SÁCH VIỆC CẦN LÀM
Một lời khuyên quan trọng từ người thành công: Thành công không bao giờ đạt được bởi người làm nhiều việc nhất. Thay vào đó, nó luôn đạt được bởi người làm những điều quan trọng nhất mỗi ngày.
Đây là lý do tại sao danh sách việc cần làm đôi khi có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Tại sao? Bởi về cơ bản, nó là thứ bạn nghĩ bạn cần làm chứ không phải thứ bạn phải làm.
Vì vậy, bạn cần lên "danh sách thành công". Không phải mọi thứ đều quan trọng như nhau. Việc có danh sách điều cần làm không giúp bạn thành công mà chỉ khiến bạn m.ất tập trung khỏi thành công.
Lần tới khi tạo danh sách việc cần làm, đừng tạo theo thứ tự ngẫu nhiên mà hãy dành thêm vài phút để liệt kê theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Sau đó, hãy tập trung làm 3 việc đầu tiên một cách chỉn chu nhất.
3. NHÌN VÀO... CH.ÂN CỦA ĐỐI PHƯƠNG
Khi trò chuyện, làm thế nào để biết đối phương đang hứng thú, dửng dưng hay không thoải mái? Thông thường, hầu hết mọi người sẽ nhìn vào nét m.ặt. Tuy nhiên, không ít người rất giỏi thay đổi biểu cảm để che giấu cảm xúc thực sự hoặc thậm chí là không để lộ chút nào để người đối diện đoán được.
Rất may là có cách khác để "đọc vị" người đối diện. Theo cuốn sách "What Every Body Is Saying" của cựu đặc vụ FBI Joe Navarro, chúng ta có thể nhìn xuống ch.ân của họ.
Navarro cho biết trong số tất cả các b.ộ ph.ận trên cơ thể, bàn ch.ân là b.ộ ph.ận trung thực nhất. Ví dụ bạn đang nói chuyện với ai đó và nét m.ặt của họ khiến họ có vẻ như đang thích thú nhưng ch.ân của họ lại không hướng về phía bạn, theo Navarro đây là dấu hiệu không tốt. Điều này có nghĩa là họ đã sẵn sàng rời khỏi cuộc trò chuyện ngay lập tức hoặc không cảm thấy thoải mái. Ngược lại, nếu ch.ân của họ hướng về phía bạn, khả năng cao là họ đang hứng thú và tận hưởng câu chuyện.
4. NHỚ TÊN CỦA NGƯỜI KHÁC
Ngay cả những người nói rằng họ không quan tâm đến việc được người khác quý mến cũng vẫn muốn đạt được điều đó, tất nhiên là một cách thầm kín. Việc được người khác yêu mến (hoặc ít nhất là không bị ghét) chính là một điều quan trọng với sự thành công trong sự nghiệp và các mối quan hệ cá nhân của một người.
Và có một cách đơn giản giúp bạn làm điều này: Nhớ tên của người khác. Dale Carnegie, tác giả của cuốn "Đắc nhân tâm" cho biết một chính trị gia nổi tiếng đã chia sẻ bí quyết thành công của ông là nhớ tên của tất cả những người mà ông gặp. Trên thực tế, ông có thể nhớ tên của 50.000 người.
Có hai lý do giải thích tại sao điều nhỏ bé này lại quan trọng. Thứ nhất, khi bạn nhớ tên một người, nó giúp người đó cảm thấy được tôn trọng và quan trọng hơn. Còn nếu bạn không thể nhớ tên (đặc biệt là khi họ đã nói nhiều lần), họ sẽ rất khó chịu.
Thứ hai, khi bạn chủ động sử dụng tên của một người trong cuộc trò chuyện, điều này sẽ khiến họ cảm thấy gắn bó và quan tâm hơn đến câu chuyện. Không có gì đáng ngạc nhiên, Carnegie viết: "Đối với một người, tên của họ chính là âm thanh ngọt ngào và quan trọng nhất trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Hãy ghi nhớ và sử dụng tên của người khác một cách tinh tế để tạo thiện cảm với họ".
5. NGỪNG SỬ DỤNG... SỐ 7
Bất cứ khi nào bạn không biết mình có nên nói không với điều gì đó hay không, chỉ cần xếp hạng điều đó trên thang điểm từ 1 đến 10. Tuy nhiên, có một điều kiện: Bạn không được sử dụng số 7.
Chiến lược này xuất phát từ Tim Ferriss trong cuốn sách "Tribe of Mentors: Short Life Advice From The Best In The World". Lý do là vì số 7 là một con số quá "an toàn" và không cam kết bất cứ điều gì.
Nếu bạn đánh giá một thứ ở mức 7, có thể bạn sẽ nói có với điều không nên. Trong khi đó, mức 6 hay 8 sẽ giúp bạn ra quyết định dễ dàng hơn. Đây là phương pháp bạn có thể sử dụng cho bất kỳ việc gì, cho dù đó là quyết định xem có nên mua một cuốn sách, đi dự hội nghị hay hẹn hò cà phê với ai đó hay không.
6. GIẢM THIỂU SỐ LƯỢNG QUYẾT ĐỊNH ĐƯA RA MỖI NGÀY
Hàng ngày, chúng ta phải đưa ra nhiều quyết định. Ví dụ như" "Hôm nay có nên đi làm không?", "Có nên dậy sớm tập thể dục không?", "Hôm nay ăn gì?" và nhiều quyết định khác trong công việc và các mối quan hệ.
Trong số đó, chỉ có một số quyết định là thực sự quan trọng, còn lại đều khá bình thường. Các nhà khoa học chỉ ra rằng khả năng đưa ra nhiều quyết định một cách thấu đáo của con người là hữu hạn.
Khi quyết định quá nhiều thứ trong một ngày, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đồng thời khả năng ra quyết định cũng như chất lượng quyết định của bạn trong tương lai cũng bị ảnh hưởng.
John Tierney, đồng tác giả của một cuốn sách best-seller cho biết: "Sự mệt mỏi này khiến bạn c.áu g.ắt. Dù cố gắng giữ đ.ầu ó.c sáng suốt đến đâu, bạn cũng không thể đưa ra hết quyết định này đến quyết định khác mà không phải trả giá bằng sinh học. Nó khác với sự mệt mỏi về thể chất thông thường và bạn không thể nhận thức một cách có ý thức. Khi đó, năng lượng tinh thần của bạn sẽ xuống mức rất thấp".
Vì vậy, để tiết kiệm sức lực tinh thần cho những quyết định quan trọng trong ngày, bạn phải học cách giảm số lượng quyết định hàng ngày bằng cách tự động hóa hoặc ủy quyền những quyết định thứ yếu. Nhờ đó, bạn sẽ thấy bớt căng thẳng hơn đáng kể, làm việc hiệu quả hơn và hạnh phúc hơn.
7. "TẬP" LÀM... NGƯỜI NGH.ÈO
Nhiều người trong chúng ta thường xuyên lo lắng về việc không có đủ tiền. Theo các nhà nghiên cứu, đôi khi nỗi sợ này lại khiến chúng ta "t.ê l.i.ệt" và thậm chí là không thể hạnh phúc và thành công như đáng lẽ ra chúng ta có thể.
Thay vì lo lắng về điều sẽ xảy ra khi bạn bị s.a th.ải hay kinh doanh thất bại, hãy thử "diễn tập nỗi s.ợ h.ãi đó". Đây là một kỹ thuật tâm lý giúp bạn tự đưa ra tình huống xấu nhất để giải tỏa nỗi s.ợ của bản thân.
Trong cuốn sách "Letters From A Stoic", nhà triết học Khắc kỷ vĩ đại Seneca viết: "Hãy dành ra một số ngày nhất định, trong đó bạn ở vào tình trạng mà mình vẫn luôn lo s.ợ".
Trong 3 hay 4 ngày liên tiếp, hãy mặc cùng một bộ quần áo, ăn đạm bạc nhất có thể (chỉ ăn thực vật), chỉ uống nước lọc hay trà/cà phê rẻ tiền. Ngoài ra, bạn cần giảm một nửa số tiền chi tiêu cho nhu yếu phẩm, bỏ qua bất cứ hình thức giải trí tốn kém nào, đi bộ hoặc di chuyển bằng phương tiện công cộng, tắt TV, tắm nước lạnh, ngủ trong túi ngủ…
Nhờ phương pháp trên, bạn sẽ nhận ra sự hạnh phúc và khỏe mạnh của mình đ.ộc lập với tiền bạc. Một khi hiểu được điều này, bạn sẽ vượt qua nỗi s.ợ một cách dễ dàng hơn vì bạn biết rằng ngay cả khi trải qua thất bại tài chính lớn có thể khiến bạn phải sống như những ngày "giả vờ" trên, bạn sẽ vẫn ổn.
Nguồn: Doanh nghiệp & Tiếp thị