Trang chủ Liên hệ

BỆNH VẢY NẾN DA ĐẦU CÓ LÂY KHÔNG? (KIẾN THỨC THỢ TÓC CẦN BIẾT)

Trang Su Hào 10/12/2022

BỆNH VẢY NẾN DA ĐẦU CÓ LÂY KHÔNG? (KIẾN THỨC THỢ TÓC CẦN BIẾT)

Đã là một thợ cắt tóc thì việc phổ cập cho mình những sinh lý về tóc, da là điều vô cùng cần thiết để tư vấn kịp thời cho khách khi gặp phải. Hôm nay các barber hãy cùng Thankinhtoc tìm hiểu ngay bệnh Vảy nến da đầu nha!

1. Bệnh vảy nến da đầu là gì? Triệu chứng

Bệnh vẩy nến da đầu là một rối loạn da phổ biến làm cho các mảng vảy nổi lên, đỏ, thường có vảy. Các mảng vảy có thể nổi lên cục bộ hoặc lan rộng toàn bộ da đầu. Chúng cũng có thể lan ra trán, sau gáy, phía sau hoặc bên trong tai.

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu

- Do yếu tố di truyền: Bệnh vảy nến do di truyền chiếm tới 12,7%. Trường hợp cả cha và mẹ đều mắc vảy nến thì khả năng con bị bệnh là 40%.

- Do môi trường sống: Hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm, nguồn nước không hợp vệ sinh sẽ khiến cho da rất dễ bị dị ứng khi tiếp xúc phải.

- Nhiễm khuẩn: Các ổ vi khuẩn khu trú do bệnh lý (viêm mũi họng, viêm amidan,…) hoặc do nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng tới sự phát sinh bệnh vảy nến.

- Do tâm lý: Căng thẳng, mệt mỏi hay stress khiến cho bệnh vảy nến dễ tái phát và tăng nặng.

- Do dùng thuốc: Các thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tiểu đường nếu sử dụng không đúng cách sẽ có nguy cơ gây nên bệnh vảy nến.

- Do rối loạn chuyển hóa da: Da của người bị vảy nến có mức độ oxy hóa cao gấp 400% so với người bình thường. Tình trạng này làm tăng tổng hợp ADN gây ra hiện tượng tăng sinh tế bào sừng bất thường.

- Do rối loạn chuyển hóa đạm: Nó làm tăng nguy cơ khiến bệnh khó chữa, lan rộng hơn.

- Tác động khác: Các tác động cơ học như ma sát, chà xát, gãi cào lên da đầu hoặc tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, chất tạo kiểu tóc thường xuyên cũng có thể trở thành căn nguyên gây bệnh vảy nến.

- Các yếu tố khác: Bao gồm rối loạn nội tiết, dị ứng, tiếp xúc với ánh sáng, thuốc, vệ sinh không sạch sẽ…

3. Một số lưu ý để chữa trị bệnh hiệu quả

- Giảm gãi da đầu khi bị ngứa

- Gội đầu nhẹ nhàng

- Loại bỏ vảy một cách cẩn thận

- Sử dụng chất làm mềm vảy

- Giảm căng thẳng

4. Liệu pháp điều trị vảy nến

- Liệu pháp ánh sáng: Hình thức đơn giản nhất là tắm nắng. Hoặc người bệnh cũng có thể đến bệnh viện thể thực hiện chiếu đèn.

- Liệu pháp Goeckerman: Sử dụng kết hợp UVB và xử lý nhựa than đá. Phương pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở y khoa.

- Photochemotherapy hoặc psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA): Dùng cho các trường hợp vảy nến nặng, kết hợp dùng thuốc ánh sáng nhạy cảm với chiếu tia UVA.

- Excimer laser: Dùng cho trường hợp bệnh vảy nến da đầu mức độ nhẹ và trung bình.

Trên đây là một số thông tin bổ ích về bệnh vảy nến da đầu. Cảm ơn mọi người đã đồng hành cùng Thankinhtoc trong suốt bài viết!

Bài viết liên quan